Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

DEMING - DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM

 DEMING - DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM

𝑫𝒊̣𝒄𝒉 𝒗𝒖̣ 𝒌𝒊𝒆̂̉𝒎 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒎 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒃𝒐̛̉𝒊 𝑽𝑰𝑬̣̂𝑵 𝑵𝑨̆𝑵𝑮 𝑺𝑼𝑨̂́𝑻 𝑪𝑯𝑨̂́𝑻 𝑳𝑼̛𝑶̛̣𝑵𝑮 𝑫𝑬𝑴𝑰𝑵𝑮 (𝑷𝑻𝑵 đ𝒂̃ đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒏 𝑰𝑺𝑶 17025, 𝒄𝒉𝒊̉ đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒃𝒐̛̉𝒊 𝑩𝒐̣̂ 𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝑻𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈, 𝑩𝒐̣̂ 𝒀 𝑻𝒆̂́, 𝑩𝒐̣̂ 𝑵𝑵&𝑷𝑻𝑵𝑻)



Các sản phẩm thực phẩm cần phải kiểm nghiệm để kiểm soát chất lượng từ quá trình sản xuất thực phẩm đó. Và để công bố sản phẩm thì việc lên chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm phải thật chính xác. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lĩnh vực kiểm nghiệm thực phẩm:
1. 𝙆𝙞𝙚̂̉𝙢 𝙣𝙜𝙝𝙞𝙚̣̂𝙢 𝙩𝙝𝙪̛̣𝙘 𝙥𝙝𝙖̂̉𝙢 𝙡𝙖̀ 𝙜𝙞̀?
Kiểm nghiệm thực phẩm là một trong những hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm để từ đó giữ vững uy tín, thương hiệu của nhà sản xuất cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
2. 𝙏𝙖̣𝙞 𝙨𝙖𝙤 𝙘𝙖̂̀𝙣 𝙥𝙝𝙖̉𝙞 𝙩𝙞𝙚̂́𝙣 𝙝𝙖̀𝙣𝙝 𝙡𝙖̀𝙢 𝙠𝙞𝙚̂̉𝙢 𝙣𝙜𝙝𝙞𝙚̣̂𝙢 𝙩𝙝𝙪̛̣𝙘 𝙥𝙝𝙖̂̉𝙢 ?
Kiểm nghiệm thực phẩm có vai trò vô cùng quan trọng. Kiểm nghiệm thực phẩm là việc bắt buộc phải thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, trong đó bao gồm:
👉Kiểm nghiệm nguyên liệu để đánh giá rằng nguyên liệu đạt chỉ tiêu chất lượng hay không. Nguyên liệu thực phẩm là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này.
👉Kiểm nghiệm thành phẩm và bán thành phẩm nhằm khẳng định rằng phương pháp sản xuất đã tối ưu hay chưa, đảm bảo an toàn thực phẩm hay chưa?
👉Kết quả kiểm nghiệm là minh chứng chứng tỏ sản phẩm của nhà sản xuất thực phẩm có điểm nào nổi trội hơn.
👉Kiểm nghiệm sản phẩm để đánh giá hạn sử dụng (self life) của sản phẩm
👉Kiểm nghiệm sản phẩm thành phẩm lưu thông trên thị trường để đánh giá chất lượng sản phẩm, điều kiện bảo quản và đảm bảo chất lượng của sản phẩm đến tay người tiêu dùng
👉Kiểm nghiệm thực phẩm là một khâu không thể thiếu trước khi chúng ta tiến hành để phục vụ cho tự công bố, công bố sản phẩm. Nhà nước sử dụng kiểm nghiệm sản phẩm để đánh giá chất lượng sản phẩm phục vụ thanh kiểm tra theo định kỳ và đột xuất.
👉Kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm định kỳ theo yêu cầu của các chuẩn mực của các hệ thống đánh giá an toàn vệ sinh thực phẩm như HACCP, ISO 22000…
3. 𝙆𝙞𝙚̂̉𝙢 𝙣𝙜𝙝𝙞𝙚̣̂𝙢 𝙣𝙝𝙪̛̃𝙣𝙜 𝙜𝙞̀?
Khi kiểm nghiệm thực phẩm, thông thường sẽ tiến hành kiểm nghiệm các nhóm chỉ tiêu sau (những chỉ tiêu khác nhau có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm):
Phân tích thành phần dinh dưỡng (Nutrition Fact theo yêu cầu của FDA 2017)
- Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ
- Kiểm nghiệm Vi sinh
- Kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại
- Kiểm nghiệm dư lượng thuốc thú y và chất kháng sinh
- Phân tích độc tố vi nấm
- Kiểm nghiệm vitamins
- Kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa
- Kiểm nghiệm bao bì thực phẩm
- Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung
- Kiểm nghiệm nước
- Kiểm nghiệm mỹ phẩm
- Kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu
- Kiểm nghiệm kiểm định thủy sản và sản phẩm thủy sản
- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản thực phẩm
- Kiểm nghiệm thực phẩm đóng hộp
- Kiểm nghiệm đồ uống có cồn
- Kiểm nghiệm dầu ăn
- Kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm
- Kiểm nghiệm nước giải khát, đồ uống không cồn
Ngoài ra, còn cần kiểm nghiệm các chỉ tiêu không mong muốn trong từng quá trình sản xuất cụ thể tùy thuộc vào các thành phần cấu thành nên sản phẩm của khách hàng.
4. 𝙆𝙞𝙚̂̉𝙢 𝙣𝙜𝙝𝙞𝙚̣̂𝙢 𝙩𝙝𝙪̛̣𝙘 𝙥𝙝𝙖̂̉𝙢 𝙘𝙤́ 𝙮𝙚̂𝙪 𝙘𝙖̂̀𝙪 𝙜𝙞̀?
👉Trung thực, khách quan,
👉Chính xác, tin cậy, kịp thời,
👉Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật;
Với đội ngũ nhân sự nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kiểm nghiệm và sự liên kết với nhiều đối tác chiến lược, 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒏 𝑵𝒂̆𝒏𝒈 𝑺𝒖𝒂̂́𝒕 𝑪𝒉𝒂̂́𝒕 𝑳𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈 𝑫𝒆𝒎𝒊𝒏𝒈 đã và đang thực hiện các chỉ tiêu trên, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng trong quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm của khách hàng.


☎ 𝑯𝒂̃𝒚 𝒍𝒊𝒆̂𝒏 𝒉𝒆̣̂ 𝒏𝒈𝒂𝒚 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒕𝒐̂𝒊 đ𝒆̂̉ đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒕𝒖̛ 𝒗𝒂̂́𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒙𝒂̂𝒚 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊̉ 𝒕𝒊𝒆̂𝒖 𝒌𝒊𝒆̂̉𝒎 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒑𝒉𝒖̀ 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒔𝒂̉𝒏 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒗𝒂̀ 𝒒𝒖𝒚 𝒄𝒉𝒖𝒂̂̉𝒏 𝒒𝒖𝒐̂́𝒄 𝒈𝒊𝒂 - 𝑯𝒐𝒕𝒍𝒊𝒏𝒆 24/7: 0905 527 089

VIETCERT - QUẢN LÝ RỦI RO DOANH NGHIỆP

 GIA TĂNG GIÁ TRỊ

QUẢN LÝ RỦI RO DOANH NGHIỆP


Trong cuộc sống hàng ngày bạn đối mặt với nhiều rủi ro. Đơn giản như việc tham gia giao thông, nhiễm nCovi…..

Tác động của rủi ro nCovi là vô cùng lớn, thời điểm hiện nay đã có gần 2,8 tr người không may mắn. Toàn cầu hôm nay đã thêm hơn 500.000 người nhiễm mới, nâng tổng số nhiễm lên 125 triệu người nhiễm.

Hoạt động doanh nghiệp, thì có rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm sự không chắc chắn trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ như:

·       thực phẩm thì rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm;

·       vật liệu xây dựng thì có rủi ro về chất lượng, về thay đổi thị trường bất động sản;

·       phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì có rủi ro về ô nhiễm môi trường;

·       dịch vụ thanh toán thẻ ATM, thiết kế phần mềm thì có rủi ro về bảo mật, rò rỉ  thông tin khách hàng;

·       nhà thầu xây dựng thì có rủi ro về an toàn sức khoẻ nghề nghiệp trong thi công công trình;

·       v.v…

Từ đó, một số tiêu chuẩn quản lý rủi ro đã được Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hoá Quốc Tế -ISO đã ban hành nhiều tiêu chuẩn về chất lượng ISO 9001, môi trường ISO 14001, an toàn thực phẩm ISO 22000, an toàn lao động sức khoẻ nghề nghiệp ISO 45001, an toàn bảo mật thông tin ISO 27001….

Tất cả tiêu chuẩn ISO đều hướng đến mục tiêu của quản lý rủi ro, là đảm bảo sự không chắc chắn này, không làm lệch hướng các hoạt động, các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Đến với VietCert Center, doanh nghiệp các bạn sẽ được các Chuyên Gia hàng đầu về quản lý rủi ro doanh nghiệp, hỗ trợ dịch vụ chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO, bằng việc đánh giá sự phù hợp, làm gia tăng giá trị hoạt động sản xuất kinh doanh của Quý Doanh Nghiệp trên thương trường.


                                                                           

Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn, chứng nhận vui lòng liên hệ: 

-------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT 

Hotline/Zalo: 0905 527 089

VIETCERT – CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY THÉP

 

VIETCERT – CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY THÉP

10 nguyên tố quan trọng nhất quyết định tính chất của thép

Theo định nghĩa của từ điển bách khoa toàn thư, thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với cacbon (C), từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác.

Chúng làm tăng độ cứng, hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dể uốn, và sức bền kéo đứt. Thép với tỷ lệ cacbon cao có thể tăng cường độ cứng và cường lực kéo đứt so với sắt, nhưng lại giòn và dễ gãy hơn.

Tỷ lệ hòa tan tối đa của carbon trong sắt là 2,14% theo trọng lượng (ở trạng thái Austenit) xảy ra ở 1.147 độ C; nếu lượng cacbon cao hơn hay nhiệt độ hòa tan thấp hơn trong quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ là xementit có cường lực kém hơn. Pha trộn với cacbon cao hơn 2,06% sẽ được gang. Thép cũng được phân biệt với sắt rèn, vì sắt rèn có rất ít hay không có cacbon, thường là ít hơn 0,035%. Ngày nay người ta gọi ngành công nghiệp thép (không gọi là ngành công nghiệp sắt và thép), nhưng trong lịch sử, đó là 2 sản phẩm khác nhau. Ngày nay có một vài loại thép mà trong đó cacbon được thay thế bằng các hỗn hợp vật liệu khác, và cacbon nếu có, chỉ là không được ưa chuộng.

Thép được chế tạo bằng nhiều các nhóm hợp kim khác nhau, tùy theo thành phần hóa học của các nguyên tố cho vào mà cho ta các sản phẩm phù hợp với công dụng riêng rẽ của chúng. Thép cacbon bao gồm hai nguyên tố chính là sắt và cacbon, chiếm 90% tỷ trọng các sản phẩm thép làm ra. Thép hợp kim thấp có độ bền cao được bổ sung thêm một vài nguyên tố khác, tiêu biểu 1,5% mangan, đồng thời cũng làm giá thành thép tăng thêm. Thép hợp kim thấp được pha trộn với các nguyên tố khác, thông thường molypden, mangan, crom, hoặc niken, trong khoảng tổng cộng không quá 40% trên tổng trọng lượng. Các loại thép không gỉ và thép không gỉ chuyên dùng có ít nhất 10% crom, trong nhiều trường hợp có kết hợp với ít nhất 10% niken, nhằm mục đích chống lại sự ăn mòn.

Các nguyên tố ảnh hưởng đến tính chất cơ học (độ bền) của thép

Ảnh hưởng của Cacbon (C) đến độ bền của thép

Trong tất cả nguyên tố, cácbon là nguyên tố quan trọng nhất, quyết định chủ yếu đến tổ chức và tính chất của thép cácbon (và cả đối với thép hợp kim). Sự thay đổi hàm lượng cácbon ảnh hưởng đến cơ tính của thép gồm giới hạn bền, độ cứng, độ giãn dài, độ thắt tỉ đối và độ dai va đập. Khi hàm lượng cácbon trong thép tăng, độ bền và độ cứng của thép tăng còn độ dẻo và độ dai va đập lại giảm. Tuy nhiên, độ bền của thép chỉ tăng lên và đạt tới giá trị cực đại khi hàm lượng của cácbon tăng lên tới khoảng giới hạn 0,8 tới 1,0%, vượt quá giới hạn này độ bền lại giảm đi. Cứ tăng 0,1% cácbon, trong thép độ cứng tăng thêm khoảng 20-25HB và giới hạn bền tăng thêm khoảng 60-80 MPa, nhưng độ giãn dài tương đối giảm đi khoảng 2-4%, độ thắt tỉ đối giảm đi 1-5% và độ dai va đập giảm đi khoảng 200 kJ/m.

Ảnh hưởng của Mangan (Mn) đến độ bền của thép

Mangan có ảnh hưởng tốt đến cơ tính, khi hòa tan vào ferit nó nâng cao độ bền và độ cứng của pha này, do vậy làm tăng cơ tính của thép, song lượng mangan cao nhất trong thép cacbon cũng chỉ nằm trong giới hạn 0,50 – 0,80% nên ảnh hưởng này không quan trọng. Mn còn có tác dụng làm giảm nhẹ tác hại của lưu huỳnh.

Ảnh hưởng của Silic (Si) đến độ bền của thép

Giống như mangan, silic hòa tan vào ferit cũng nâng cao độ bền và độ cứng của pha này nên làm tăng cơ tính của thép, song lượng silic cao nhất trong thép cacbon cũng chỉ trong giới hạn 0,20 – 0,40% nên tác dụng này cũng không rõ rệt.

Ảnh hưởng của Phôtpho (P) đến độ bền của thép

Là nguyên tố có khả năng hòa tan vào ferit (tới 1,20% ở hợp kim thuần Fe – C, còn trong thép giới hạn hòa tan này giảm đi mạnh) và làm xô lệch rất mạnh mạng tinh thể pha này làm tăng mạnh tính giòn; khi lượng phôtpho vượt quá giới hạn hòa tan nó sẽ tạo nên Fe3P cứng và giòn. Do đó phôtpho là nguyên tố gây giòn nguội hay bở nguội (ở nhiệt độ thường). Chỉ cần có 0,10%P hòa tan, ferit đã trở nên giòn. Song phôtpho là nguyên tố thiên tích (phân bố không đều) rất mạnh nên để tránh giòn lượng phôtpho trong thép phải ít hơn 0,050% (để nơi tập trung cao nhất lượng phôpho cũng không thể vượt quá 0,10% là giới hạn gây ra giòn).

Ảnh hưởng của Lưu huỳnh (S) đến độ bền của thép

Khác với phôtpho, lưu huỳnh hoàn toàn không hòa tan trong Fe (cả Feα lẫn Feγ) mà tạo nên hợp chất FeS. Cùng tinh (Fe + FeS) tạo thành ở nhiệt độ thấp (988oC), kết tinh sau cùng do đó nằm ở biên giới hạt; khi nung thép lên để cán, kéo (thường ở 1100 – 1200oC) biên giới bị chảy ra làm thép dễ bị đứt, gãy như là thép rất giòn. Người ta gọi hiện tượng này là giòn nóng hay bở nóng. Khi đưa mangan vào, do có ái lực với lưu huỳnh mạnh hơn sắt nên thay vì FeS sẽ tạo nên MnS. Pha này kết tinh ở nhiệt độ cao, 1620oC, dưới dạng các hạt nhỏ rời rạc và ở nhiệt độ cao có tính dẻo nhất định nên không bị chảy hoặc đứt, gãy. Sunfua mangan cũng có lợi cho gia công cắt.

Ảnh hưởng của  Crôm (Cr) đến độ bền của thép

Bản chất “trơ” của thép không gỉ giải thích được là nhờ Crom là nguyên tố phản ứng cao. Nhờ có crom nên thép không gỉ chịu được tác dụng mòn hoá và gỉ oxid hoá thông thường xảy ra với thép cacbon không được bảo vệ. Một khi hàm lượng crom tối thiểu ở mức 10.5% thì có một lớp mặt không tan bám chặt hình thành ngay ngăn chặn sự khuyếch tán oxid hoá trên mặt và ngăn oxid hoá sắt. Mức Crom càng cao thì mức chống gỉ càng cao.

Ảnh hưởng của Niken (Ni) đến độ bền của thép

Niken là nguyên tố hợp kim chính của mác thép không gỉ sêri 300. Sự có mặt của Niken hình thành cấu trúc “austenite” làm cho mác thép này có độ bền, tính dẻo và dai, ngay cả ở nhiệt độ hổn hợp làm nguội. Niken cũng là chất không từ tính. Trong khi vai trò của Niken không có ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển của lớp “trơ” trên mặt, niken cải thiện đáng kể việc chịu được acid tấn công, đặc biệt là với acid sulfuric.

Ảnh hưởng của Molybden (Mo) đến độ bền của thép

Chất phụ gia Molybden thêm vào mác thép “Cr-Fe-Ni” sẽ tăng tính chống mòn lỗ chỗ cục bộ và chống mòn kẻ nứt tốt hơn (đặc biệt là với mác thép Ferritic Cr-Fe ). Molybden giúp chống tác động thiệt clorua (mác thép 316 có 2% molybden tốt hơn mác thép 304 dùng tại miền ven biển). Lượng Molybden càng cao (đôi khi có mác thép có 6% molybden), thì mức chịu clorua càng cao.

Ảnh hưởng của Đồng (Cu) đến độ bền của thép

Với hàm lượng nhỏ (0,3 – 0,8%Cu) có tác dụng làm tăng độ bền, độ dẻo, độ dai va đập và tính chống ăn mòn của thép nhưng ít ảnh hưởng đến tính hàn của thép.

Ảnh hưởng của Nito (N) đến độ bền của thép

Các mác thép không gỉ Ferritic, Austenitic và song pha Duplex, Nitơ giúp tăng sự tấn công của mòn lỗ chỗ cục bộ và sự ăn mòn giữa các hạt. Hàn đề nghị dùng với mác thép “austenitic” cacbon thấp (cacbon nhỏ hơn 0.03%) vì khi hàm lượng cacbon thấp sẽ giảm tối thiểu sự rủi ro nhạy cảm hoá. Tuy nhiên, hàm lượng cacbon thấp có xu hướng giảm sức bền. Chất phụ gia Nitơ giúp tăng sức bền như mức mác thép chuẩn.

Mỗi nhóm thép có nhiều mác thép. Các mác thép trong cùng một nhóm có một và nguyên tố khác nhau về hàm lượng để tạo mác còn các nguyên tố còn lại về cơ bản có thành phần hóa học (hàm lượng) giống nhau.

Trong quá trình sản xuất thép nhà sản xuất cần giám sát thành phần hóa học các nguyên tố và khống chế sao cho thép đạt các mác khác nhau bằng cách phân tích thép lỏng trong quá trình nấu luyện. Các phụ gia tạo mác được bổ sung vào sao cho phù hợp, còn các tạp chất như Phốt pho, Lưu huỳnh, Nitơ, Hydrô… được khống chế trong một giới hạn nhất định. Việc phân tích thành phần hóa học các nguyên tố được thực hiện bằng máy quang phổ phát xạ phân tích thành phần thép.

Với đội ngũ chuyên gia có năng lực cao, nhiều kinh nghiệm đánh giá trong lĩnh vực sản xuất thép ở các nhà máy lớn như Fomosa Hà Tĩnh, thép Hòa Phát, thép Nguyễn Minh và nhiều đơn vị lớn nhỏ trong cả nước VietCert tự tin sẽ mang đến Qúy đơn vị, quý khách hàng dịch vụ chứng nhận chất lượng và mang lại nhiều giá trị gia tăng cho khác hàng.


Qúy đơn vị có nhu cầu chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, 

thử nghiệm thép liên hệ vào hotline 0905.527.089 để được tư vấn tận tình.

 

 

 

CHỨNG NHẬN, THỬ NGHIỆM ĐỒ CHƠI TRẺ EM - VIETCERT

 CHỨNG NHẬN, THỬ NGHIỆM ĐỒ CHƠI TRẺ EM

 

FFF Đồ chơi trẻ em được Bộ Khoa học & Công nghệ công bố là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) nên phải được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường, ngày 30/9/2019 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN kèm theo “Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn Đồ chơi trẻ em”, QCVN 3:2019/BKHCN thay thế cho QCVN 3:2009/BKHCN được ban hành kèm theo Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

@@@ Về Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp, tại Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN quy định:

1. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/12/2019 và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu đồ chơi trẻ em áp dụng các quy định của QCVN 3:2019/BKHCN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường trong nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em” trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 tiếp tục được lưu thông trên thị trường cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.

3. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, đồ chơi trẻ em nhập khẩu và sản xuất trong nước phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Mục 2 QCVN 03:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.

An toàn cho trẻ em khi chơi đồ chơi là ưu tiên hàng đầu của cha mẹ. Việc thử nghiệm toàn diện và chứng nhận cho sản phẩm đồ chơi giúp khách hàng thấy rằng sản phẩm của doanh nghiệp an toàn, phù hợp với trẻ em cũng như đã được kiểm tra tính độc hại. Đây là yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng quyết định chọn mua đồ chơi nào.

BBB Chứng nhận đồ chơi trẻ em tại Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert

Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert là một trong những Tổ chức Chứng nhận sản phẩm hàng hóa uy tín tại Việt Nam. Vietcert đã được nhiều Bộ ngành tin tưởng chỉ định thực hiện đánh giá sự phù hợp đối với nhiều lĩnh vực, sản phẩm hàng hóa. Đối với đồ chơi trẻ em, Vietcert là một trong không nhiều các Tổ chức được chỉ định Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em. Với bề dày lịch sử, Vietcert tiếp tục được chỉ định Chứng nhận cho sản phẩm đồ chơi trẻ em theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Thông tư 09/2019/TT-BKHCN.

1. Chứng nhận Hợp quy

Chứng nhận Hợp quy là bắt buộc thực hiện theo Quy định tại QCVN 3:2019/BKHCN thì việc CNHQ thực hiện theo 2 phương thức sau:

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, cấp giấy và dấu chứng nhận hợp quy có giá trị hiệu lực trong 3 năm từ ngày cấp; giám sát định kỳ hàng năm thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác xuất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để đưa ra kết luận về sự phù hợp cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần đánh giá, giám sát.

 

2. Chứng nhận Hợp chuẩn

Chứng nhận Hợp chuẩn là chứng nhận tự nguyện theo TCVN hoặc các tiêu chuẩn khác tương ứng cho sản phẩm tùy theo của yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức

 

 Thử nghiệm đồ chơi trẻ em tại Viện Năng suất Chất lượng Deming

Deming là một trong những Tổ chức Thử nghiệm, Giám định sản phẩm hàng hóa uy tín tại Việt Nam. Deming đã được nhiều Bộ ngành tin tưởng chỉ định thực hiện đánh giá sự phù hợp đối với nhiều lĩnh vực, sản phẩm hàng hóa. Với năng lực của một trong những tổ chức thử nghiệm hàng đầu tại khu vực miền Trung và Tây nguyên, Deming tiếp tục được chỉ định Thử nghiệm cho sản phẩm đồ chơi trẻ em theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Thông tư 09/2019/TT-BKHCN.

 

 Deming thực hiện được các chỉ tiêu bắt buộc tại QCVN 3:2019/BKHCN:

FThử an toàn về cháy

FThử an toàn cơ lý

FHàm lượng các nguyên tố độc hại thôi nhiễm

FpH

FHàm lượng formaldeyde giải phóng từ vật liệu dệt, giấy, gỗ

FHàm lượng phthalate

FHàm lượng amin thơm

Ghi chú: Ngoài các chỉ tiêu thử nghiệm bắt buộc ở trên, Deming còn có thể thử nghiệm được nhiều chỉ tiêu khác nữa với nhiều phương pháp thử tùy theo yêu cầu của quý khách hàng



Để được tư vấn và hỗ trợ  về các thủ tục liên quan đến chứng nhận và thử nghiệm, 
vui lòng liên hệ

(Trung Tâm Giám định Và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy VietCert

(Viện Năng suất Chất lượng Deming

             Hotline: 0905 527 089

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIETCERT - TẠI SAO CẦN CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI

 TẠI SAO CẦN CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI

 Trong chăn nuôi, thức ăn được coi là “nguyên liệu” cho sản xuất. Tính chất, chất lượng của thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản phẩm ngành chăn nuôi. Do vậy, việc kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi là rất cần thiết cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.

Thức ăn chăn nuôi có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng vật nuôi. Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi tuy không phải là sản phẩm tác động trực tiếp đến con người, nhưng nó có thể ảnh hưởng gián tiếp và gây ra các hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng các sản phẩm từ vật nuôi.

Từ thực tế này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi.

-        QCVN 01-183:2016/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố, nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm;

-        QCVN 01-190:2020/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.


NHỮNG LỢI ÍCH MÀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI MANG LẠI?

   Có thể khẳng định rằng, chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như cơ quan quản lý nhà nước. Đối với doanh nghiệp: Chứng nhận này giúp doanh nghiệp chứng minh với người chăn nuôi rằng sản phẩm thức ăn lưu hành trên thị trường của doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho vật nuôi, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cơ hội mở rộng thị trường,…

   Đối với người tiêu dùng: Chứng nhận hợp quy góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung thông qua việc tạo ra các sản phẩm thức ăn chăn nuôi an toàn.

   Đối với nhà nước: Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là công cụ, căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đang được lưu hành trên thị trường.

 


LÝ DO NÊN THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI VIETCERT

- Chứng nhận hợp pháp và trực tiếp: Vietcert đã được Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định hoạt động đánh giá và cấp giấy chứng nhận hợp quy các sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm theo QCVN 01-183:2016/BNNPTNT, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi khác theo QCVN 01-190:2020/BNNPTNT. Do đó, dịch vụ của chúng tôi là trực tiếp, không qua trung gian.

- Chứng nhận chuyên nghiệp với chi phí hợp lý nhất:  Chi phí được tính toán phù hợp với nhu cầu của từng tổ chức, doanh nghiệp với phương châm hỗ trợ tối đa và cắt giảm các khoản chi phí phát sinh để đưa ra một mức chi phí hợp lý nhất theo từng quy mô và hiện trạng của doanh nghiệp.

- Thủ tục nhanh gọn – Thời gian cấp chứng chỉ nhanh nhất: Với quy trình làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Vietcert cam kết thủ tục nhanh gọn, giảm thời gian chậm trễ trong mỗi công đoạn, đảm bảo thời gian nhận chứng chỉ nhanh nhất, đảm bảo phương châm “Nhanh – Chuẩn mực – Thân thiện và Chuyên nghiệp”


VietCert tự hào là đơn vị được Cục Chăn nuôi chỉ định việc chứng nhận/thử nghiệm sản phẩm Thức ăn chăn nuôi. Với kinh nghiệm hàng chục năm trong thị trường tư vấn, đánh giá sự phù hợp, VietCert cam kết mang đến Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chi phí cạnh tranh và chất lượng hàng đầu.


Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn, chứng nhận vui lòng liên hệ: 

-------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT 

Hotline/Zalo: 0905 527 089