Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000:2005 - 0905527089


GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000:2005 - 0905527089
Trong những năm gần đây, vấn đề an toàn thực phẩm được đặc biệt toàn thể xã hội quan tâm. Năm 2005 tổ chức tiêu chuẩn hoá thế giới (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp để phòng ngừa, kiểm soát quá trình chế biến, . Song hành cùng với tiêu chuẩn HACCP  tiêu chuẩn ISO 22000 đã trở thành một tiêu chuẩn mang tính chuẩn mực,  phổ biến nhất  trong quản lý chất lượng an toàn của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên toàn thế giới.
ISO 22000: 2005 là tiêu chuẩn không mang tính bắt buộc đây là tiêu chuẩn mang tính tự nguyện. ISO 22000: 2005 là một hệ thống mang tính nền tảng phục vụ hữu hiệu cho hoạt động  kiểm soát mối nguy mất an toàn trong chế biến của các doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng mọi hoạt động của mình đều hướng tới các mục tiêu đã hoạch định như việc tạo sản phẩm an toàn hay dịch vụ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng đã nêu ra. 
1.      Điều kiện tiên quyết Lãnh đạo doanh nghiệp
Ø Quyết tâm và chỉ đạo chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng ISO 22000
Ø Nắm chắc nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO22000
Ø Thiết lập chính sách, mục tiêu chất lượng,  nội dung thực hiện
Ø Cử thành viên trong ban lãnh đạo phụ trách chương trình
Ø Cung cấp đủ nguồn lực cần thiết để đào tạo và triển khai .
2.      Yếu tố quyết định sự tham gia của các thành viên của Doanh nghiệp 
Ø Hiểu được ý nghĩa, mục đích của quản lý chất lượng an toàn
Ø Ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc được giao
Ø Chấp hành nghiêm chỉnh qui định đối với công việc cụ thể
3.      Trình độ công nghệ thiết bị
Ø Đáp ứng được các yêu cầu của GMP, và SSOP  
Ø Có khả năng hạn chế các mối nguy đã nhận diện
Ø Đáp ứng các qui định của nhà nước, của ngành  
Lợi ích khi áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu ISO 22000 
Ø Tích hợp được tính tương thích giữa quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm và kiểm soát phòng ngừa mối nguy cho các Doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
Ø Đem lại lòng tin cho khách hàng qua việc chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp .
Ø Nâng cao lợi thế thương mại bằng uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế .
Ø Nâng cao năng xuất lao động , tăng lợi nhuận và giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực .
Ø Kiểm soát các quá trình trong sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ , nâng cao chất lượng sản phẩm .
Ø Nâng cao uy tín của lãnh đạo, giúp lãnh đạo quản lý một cách hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp .
Ø Tạo một tác phong công nghiệp trong làm việc .
Ø Phá bỏ được rào cản, tạo được một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong các thị trường yêu cầu bắt buộc việc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO22000.
Ø Giấy chứng nhận hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiần bạc và thời gian vì khách hàng phải đánh giá lại hệ thống quản lý an toàn thực phẩm  của doanh nghiệp . 
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY  VIETCERT
Hotline: Mr.Linh-0905527089
Văn phòng tại Tp. Hà Nội- Địa chỉ: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh - Địa chỉ: Phòng 7, Tầng 10, Block A – The Hyco4 Tower Building - 205 Nguyễn Xí, P.26, Bình Thạnh, Tp. HCM
- Văn phòng tại Tp. Đà Nẵng - Địa chỉ: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

- Văn phòng tại Hải Phòng: Số 03, Đường Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng – Tp. Hải Phòng





CHỨNG NHẬN HỢP QUY DÂY CÁP ĐIỆN - 0905 527 089


CHỨNG NHẬN HỢP QUY DÂY CÁP ĐIỆN - 0905 527 089



1. VÌ SAO CẦN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TƯ GIA DỤNG?
Theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ thì các nhà sản xuất, nhập khẩu các thiết bị điện, điện tử gia dụng thuộc danh mục bắt buộc phải Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy phải tiến hành các thủ tục cần thiết để Chứng nhận sản phẩm phù hợp với các Quy chuẩn quốc gia về an toàn điện QCVN 4:2009/BKHCN và/ hoặc QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ. Trên cơ sở giấy Chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần tiếp tục làm thủ tục Công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường sở tại và dán tem hợp quy (dấu hợp quy) trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường.

2. CÁC PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ DANH MỤC THIẾT BỊ
Có 8 phương thức để chứng nhận hợp quy thiết bị điện, điện tử gia dụng, thông thường Phương thức 1 và Phương thức 5 được khuyến nghị để chứng nhận cho sản phẩm điện và điện tử.

-   Phương thức 1; Thử nghiệm mẫu điển hình

-   Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất tại nguồn (đánh giá nhà máy sản xuất)

 Chứng nhận hợp quy An toàn điện theo QCVN 4:2009/BKHCN:
Giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn hiệu lực 03 năm: Chứng nhận theo Phương thức 5, thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất tại nhà máy. Phương thức này thường được áp dụng cho quy mô sản xuất lớn.

Giấy chứng nhận hợp quy có hiệu lực cho 1 lô hàng: Chứng nhận theo Phương thức 1 và giấy chứng nhận chỉ có giá trị cho một lô hàng nhập khẩu..

Theo quy định tại QCVN 4:2009/BKHCN thì các dụng cụ điện, điện tử thuộc danh mục dưới đây bắt buộc phải Chứng nhận hợp quy an toàn điện:

-   Dụng cụ đun nước nóng tức thời

-   Dụng cụ đun nước nóng và chứa nước nóng

-   Máy sấy tóc và dụng cụ làm đầu

-   Ấm đun nước (ấm điện)

-   Nồi cơm điện

-   Quạt điện

-   Bàn là điện

-   Lò vi sóng

-   Lò nướng điện và vỉ nướng điện loại di động

-   Dây điện bọc nhựa PVC

-   Dụng cụ đun nước nóng kiểu nhúng

-   Dụng cụ pha chè, cà phê

-   Máy sấy khô tay
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: Mr.Linh-0905527089


THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐÃ QUA SỬ DỤNG - 090 595 2099


THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐÃ QUA SỬ DỤNG - 090 595 2099

Ngày 14/12/2017, Bộ Khoa học Công nghệ đã chỉ định Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert là tổ chức được giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
Thủ tục nhập khẩu thiết bị qua sử dụng
1. Cơ quan hải quan căn cứ tài liệu doanh nghiệp nộp, xác định thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng điều kiện nhập khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN, thực hiện thủ tục thông quan theo quy định.
2. Đưa hàng về bảo quản:
a) Trường hợp nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng mà tại thời điểm nhập khẩu chưa có đủ hồ sơ quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN, doanh nghiệp được đưa hàng hóa về bảo quản sau khi nộp Cơ quan hải quan các tài liệu sau:
- 01 bản chính Giấy đăng ký giám định có xác nhận đã đăng ký của tổ chức giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN;
- 01 bản chính Văn bản đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày đưa hàng hóa về bảo quản, doanh nghiệp phải nộp Cơ quan hải quan chứng thư giám định và các tài liệu đã cam kết. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục thông quan khi thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu tại Điều 6, Điều 7 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN.
Trường hợp sau khi giám định có kết quả không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN, Cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 14 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN.
Thiết bị đã qua sử dụng đưa về bảo quản chỉ được đưa ra sử dụng, lắp đặt sau khi hoàn tất thủ tục thông quan.
c) Các thiết bị đã qua sử dụng thuộc dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHCNchỉ được sử dụng cho chính dự án đã được phê duyệt hoặc đã được đăng ký, không được chuyển nhượng cho dự án khác hoặc doanh nghiệp khác, trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động.
Theo quy định tại Điều 9, Thông tư 23/2015/TT-BKHCN quy định:
"Điều 9. Hồ sơ và thủ tục nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng
1. Hồ sơ nhập khẩu: Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu phải bổ sung 01 bộ tài liệu bao gồm:
a) 01 bản chính Văn bản của doanh nghiệp thuyết minh về việc cần thiết phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận để phục vụ nhu cầu sửa chữa, thay thế đối với thiết bị đã qua sử dụng đang được vận hành tại doanh nghiệp, đồng thời cam kết nhập khẩu đủ số lượng, chủng loại cần thay thế và sử dụng đúng mục đích;
b) Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu theo ủy quyền, phải bổ sung 01 bản chính Văn bản được ủy quyền của doanh nghiệp sản xuất;
c) 01 bản sao Tài liệu kỹ thuật của linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế (nếu có).
2. Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục thông quan khi hồ sơ đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 3 Điều 6 và khoản 1 Điều này."
Ngày 13 tháng 11 năm 2015, Bộ Khoa học Công nghệ ban hành Thông tư 23/2015/TT-BKHCN quy định tiêu chí, hồ sơ, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyển công nghệ đã qua sử dụng có mã HS thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành kèm Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01 tháng 07 năm 2015, nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước mà không thuộc các Danh mục hàng hóa cẩm nhập khẩu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định.

Đối tượng áp dụng của thông tư này là gì?

1. Tổ chức, cá nhân (dưới đây viết chung là doanh nghiệp) nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng; nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng.

2. Các tổ chức giám định thực hiện giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo quy định tại Thông tư này.

3. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo quy định tại Điều 1 Thông tư này.

Còn yêu cầu cụ thể thì sao?
Thiết bị đã qua sử dụng khi nhập khẩu phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành;

Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;

Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Ngày 14/12/2017, Bộ Khoa học Công nghệ đã chỉ định 
Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert là tổ chức được giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.





TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY  VIETCERT
Văn phòng tại Tp. Hà Nội- Địa chỉ: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh - Địa chỉ: Phòng 7, Tầng 10, Block A – The Hyco4 Tower Building - 205 Nguyễn Xí, P.26, Bình Thạnh, Tp. HCM
- Văn phòng tại Tp. Đà Nẵng - Địa chỉ: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

- Văn phòng tại Hải Phòng: Số 03, Đường Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng – Tp. Hải Phòng

Hotline: Mr.Linh-0905527089
Wab: https://vietcertcentre.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/chungnhangiamdinhhanghoanhapkhau/