Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ KHI MUỐN CHUYỂN ĐỔI SANG ISO 9001:2015 - 0905727089

DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG 

GÌ KHI MUỐN CHUYỂN ĐỔI SANG 

ISO 9001:2015


ISO 9001 là tiêu chuẩn nêu ra các yêu cầu có tính bao quát đầy đủ các yếu tố đối với một hệ thống quản lý chất lượng, có thể chỉ dùng để chuẩn hóa hoạt động quản lý chất lượng trong nội bộ tổ chức, hoặc sử dụng nhằm mục đích chứng nhận hoặc phục vụ việc ký kết hợp đồng.


Kết quả hình ảnh cho iso 9001 2015


Những Doanh Nghiệp đã và đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có mong muốn chuyển đổi sang phiên bản mới cần thực hiện những nội dung dưới đây:
–          Nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 9001:2015
–          Xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng
–          Đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cho tổ chức, doanh nghiệp
–          Rà soát lại cấu trúc của hệ thống tài liệu
–          Bổ sung/duy trì các thông tin dạng văn bản(các tài liệu mới) phù hợp với quy mô và mức độ áp dụng
–          Xác định bối cảnh của tổ chức, doanh nghiệp
–          Xác định các bên liên quan có ảnh hưởng tới hệ thống quản lý chất lượng
–          Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng
–          Phân công lại trách nhiệm quyền hạn (nếu có thay đổi)
–          Ban hành lại Chính sách chất lượng (nếu có thay đổi)
–          Phê duyệt hệ thống tài liệu theo ISO 9001:2015
–          Đào tạo, phổ biến về tiêu chuẩn ISO 9001:2015, về hệ thống quản lý chất lượng, về Chính sách chất lượng cho toàn bộ cán bộ trong tổ chức, doanh nghiệp
–          Xây dựng các mục tiêu, kế hoạch thực hiện của hệ thống quản lý chất lượng
–          Xác định và đánh giá rủi ro và cơ hội
–          Lưu giữ các thông tin dạng văn bản (hồ sơ) theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng
–          Thiết lập các quá trình vận hành
–          Xem xét quá trình thiết kế (nếu áp dụng hoạt động Thiết kế0
–          Kiểm soát các quá trình cung cấp từ bên ngoài.
–          Đánh giá kết quả thực hiện
–          Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ theo ISO 9001:2015
–          Thực hiện đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn mới
–          Thực hiện hoạt động Xem xét của lãnh đạo
–          Liên hệ với các tổ chức chứng nhận để được đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

LỢI ÍCH CỦA ISO 9001 ĐỐI VỚI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
  • Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả.
  • Củng cố uy tín của lãnh đạo.
  • Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng
  • Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí.
  • Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết.
  • Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất
  • Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp.
  • Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên.
  • Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng.
  • Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên. Nhân viên biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc.
  • Luôn cải tiến để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

8 bước quản lý quá trình theo ISO 9001:2015 - 0905727089

8 bước quản lý quá trình theo 

ISO 9001:2015


Trong ISO 9001:2015, Mục 4.4 “Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình” đưa ra một khuôn khổ nền tảng cho việc hoạch định và thực hiện mọi quá trình. Bài viết này phân tích các yêu cầu của mục này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản cho việc xem xét khi hoạch định và áp dụng các quá trình theo các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn tương ứng với từng yếu tố, chức năng riêng.
Khái quát


Một hệ thống quản lý bao gồm nhiều quá trình có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, trong đó mỗi quá trình lại bao gồm nhiều hoạt động có tương tác qua lại, vì vậy, để có một hệ thống có hiệu lực thì các quá trình cần thiết trong phạm vi của nó cần được nhận biết và thực hiện trên thực tế. Các nỗ lực này gắn với hoạt động hoạch định hệ thống và quản lý quá trình.
Ở cấp độ hệ thống, việc này được thực hiện bởi (những) người chịu trách nhiệm hoạch định hệ thống (Ban lãnh đạo, Thường trực Ban ISO, Ban ISO). Ở cấp độ quá trình được thực hiện bởi các cán bộ quản lý của các quá trình đó (trong sự phối hợp với các bộ phận liên quan).
Trong bối cảnh của tiêu chuẩn, “nhận biết các quá trình” được thực hiện thông qua các việc như xác định, đặt tên, đặt điểm đầu và điểm cuối (từ đâu đến đâu). Hoạt động áp dụng là việc đảm bảo các quá trình đã nhận biết được triển khai trên thực tế. Thông thường, việc nhận biết và đưa các quá trình vào trong hệ thống quản lý sẽ giúp cho các quá trình / hoạt động này được áp dụng (thông qua các cơ chế quản lý của hệ thống - như được đề cập ở các yếu tố tiếp theo).
















Lý giải:



Theo định nghĩa thì Quá trình là tập hợp các hoạt động có tương tác lẫn nhau để biến đổi ĐẦU VÀO thành ĐẦU RA. Vì vậy, quá trình có 3 yếu tố chính là ĐẦU VÀO, ĐẦU RA và CÁC HOẠT ĐỘNG. Trong 3 yếu tố này thì ĐẦU VÀO và ĐẦU RA có ý nghĩa đặc biệt vì nó liên quan trực tiếp đến mục đích của quá trình (quá trình này để làm gì). (Lưu ý là trong mô hình quá trình trong ISO 9001:2015, đầu vào được hiểu là những yếu tố cần được biến đổi để thành đầu ra và thường là đầu ra của quá trình trước nó, và vì vậy không bao gồm đầy đủ các yếu tố Ms+E+I. Các yếu tố như Nhân lực, Thiết bị, Phương pháp, Môi trường được coi là các nguồn lực mà không phải là đầu vào trong bối cảnh ở đây). Việc xác định "Đầu vào yêu cầu" là xác định điều kiện cho quá trình và cũng là yêu cầu cho các quá trình trước đó. Việc xác định "Đầu ra mong đợi" là xác định các kết quả mà quá trình cần đạt được dựa trên xem xét đến yêu cầu từ các quá trình sau nó / khách hàng.



Cách thức thực hiện:



(1) Xác định các yếu tố đầu vào của quá trình là gì (nguyên liệu, bán thành phẩm, vật tư, thông tin). Sau đó xác định các tiêu chuẩn mà những đầu vào phải đáp ứng (ví dụ như tiêu chuẩn nguyên liệu/bán thành phẩm/vật tư/thông tin) về mặt chất lượng, số lượng, thời gian, ...
(2) Xác định các đầu ra của quá trình (bán thành phầm, thành phẩm, quyết định, ...). Sau đó xác định các tiêu chuẩn mà những đầu ra này được "mong đợi' sẽ đáp ứng (tiêu chuẩn bán thành phẩm đầu ra, thành phẩm, tiêu chí của các quyết định, ...).






Lý giải:



Theo quan điểm đầu vào của quá trình này là đầu ra của quá trình khác (trước nó), các quá trình đã được xác định phát được tổ chức theo một trình tự nhất định phù hợp với quá trình "biến đổi đầu vào thành đầu ra" hay hình thành giá trị của sản phẩm và dịch vụ, và vì vậy tổ chức cần xác định trình tự của các quá trình (trong hệ thống) và hoạt động (trong các quá trình) làm cơ sở cho việc quản lý.
Ngoài ra, với sự tương tác qua lại của các quá trình trong định nghĩa về hệ thống quản lý chất lượng, không có quá trình nào có thể vận hành độc lập mà phụ thuộc vào và bị ảnh hưởng bởi các quá trình liên quan. Các quá trình liên quan có thể bao gồm các quá trình liên quan trực tiếp trong chu trình hình thành giá trị của sản phẩm và dịch vụ (các quá trình cung cấp đầu vào và tiếp nhận đầu ra) và các quá trình hỗ trợ (nguồn lực và thông tin) và quản lý khác (định hướng và kiểm soát). Việc tổ chức xác định được sự tương tác giữa các quá trình tăng cường sự phối hợp, đảm bảo khả năng kiểm soát được các tác động (giảm thiểu được các rủi ro và tận dụng được các cơ hội) của các quá trình liên quan và vì thế giúp cho các quá trình tạo ra các đầu ra mong đợi một cách ổn định và đáp ứng yêu cầu của các quá trình tiếp theo.



Cách thức triển khai:



(1) Xem xét các quá trình đã được nhận diện để xác định trình tự của chúng. Thực hiện các biện pháp để quản lý trình tự này trong áp dụng trên thực tế.
(2) Xem xét đến các đầu vào yêu cầu và đầu ra mong đợi để xác định được các quá trình có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp trong chu trình hình thành giá trị sản phẩm và dịch vụ. Thực hiện các biện pháp để quản lý các mối liên quan và ảnh hưởng này trong áp dụng thực tế.
(3) Xác định các nguồn lực và thông tin có ảnh hưởng đến hệ thống, quá trình để từ đó xác định được các quá trình liên quan và có ảnh hưởng gián tiếp đến chu trình hình thành giá trị sản phẩm và dịch vụ. Thực hiện các biện pháp để quản lý các mối liên quan và ảnh hưởng này trong áp dụng thực tế.
(4) Xác định các hoạt động quản lý (định hướng và kiểm soát) để xác định  được các quá trình liên quan và có ảnh hưởng gián tiếp đến chu trình hình thành giá trị sản phẩm và dịch vụ. Thực hiện các biện pháp để quản lý các mối liên quan và ảnh hưởng này trong áp dụng thực tế.






Lý giải:



Theo định nghĩa quá trình, để có thể biến "đầu vào yêu cầu" thành "đầu ra mong đợi" thì "các hoạt động có tương tác lẫn nhau" phải được thực hiện theo những phương pháp xác định và đạt được các chuẩn mực xác định trên cơ sở xem xét đến cơ chế mà đầu vào được biến đổi thành đầu ra. Việc xác định được các chuẩn mực và phương pháp của các quá trình giúp tổ chức có thể quản lý được, và vì thế đạt được sự đáp ứng yêu cầu một cách ổn định của đầu ra.



Cách thức thực hiện:



(1) Nhận biết và là rõ các bước thực hiện / hoạt động trong mỗi quá trình.
(2) Xác định phương pháp mà từng bước / hoạt động cần được thực hiện để đạt được đầu ra mong đợi. Việc này bao gồm nhận biết và làm rõ các trọng điểm trong phương pháp thực hiện các hoạt động.
(3) Xác định các chuẩn mực mà việc thực hiện từng bước / hoạt động và / hoặc đầu ra của từng bước / hoạt động trong quá trình cần đáp ứng.
(4) Thực hiện các biện pháp để quản lý nhằm đảm bảo các chuẩn mực và phương pháp đã xác định ở trên được áp dụng và đạt đượct trên thực tế.






Lý giải:



Trách nhiệm gắn với nhiệm vụ thực thi các hoạt động cụ thể còn quyền hạn gắn với việc ra các quyết định, phân công và chỉ đạo các hoạt động.
Quá trình bao gồm các đầu vào, đầu ra và hoạt động. Các hoạt động cần được triển khai theo mô hình PDCA và trách nhiệm triển khai này cần được xác định rõ và phân công. Ngoài ra, các quyền hạn trong xem xét và ra quyết định, phân công và chỉ đạo đối với chuẩn mực của đầu vào, đầu ra, các hoạt động và phương pháp thực hiện cần được xác định rõ và phân công cụ thể. Việc xác định rõ và phân công cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn là cơ sở cho việc phối hợp, quản lý công việc và hoạch định năng lực nhân sự về sau.



Cách thức thực hiện:



(1) Với các quá trình / công việc đã được xác định, tổ chức phân công nhân sự chịu trách nhiệm thực hiện để đảm bảo mọi quá trình đều có người chịu trách nhiệm. Ma trận trách nhiệm và/hoặc sơ đồ chức năng có thể được sử dụng cho việc hoạch định trách nhiệm, quyền hạn một cách hiệu quả.
(2) Phân tích cách thực thực hiện các quá trình / công việc để xác định các quyền hạn gắn với việc ra quyết định, điều động và chỉ đạo để phân công. Việc phân công cần xem xét đến mức độ giao việc và ủy quyền phù hợp với chiến lược của tổ chức và điều kiện thực hiện các quá trình / công việc cụ thể.






Lý giải:



Một khi các đầu vào, đầu ra, chuẩn mực, phương pháp, trách nhiệm và quyền hạn gắn với quá trình đã được làm rõ, tổ chức cần đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết để có thể duy trì và cải tiến các yếu tố này thông qua chu trình xác định, cung cấp và duy trì. Các nguồn lực này bao gồm nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường thực hiện quá trình, các thiết bị đo và tri thức.
Việc có thể hoạch định rõ ràng và đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết là điều kiện tiên quyết để các trách nhiệm và quyền hạn có thể được thực thi hiệu quả trong áp dụng các chuẩn mực và phương pháp nhằm biến đầu vào yêu cầu thành đầu ra mong đợi.



Cách thức thực hiện:



(1) Xác định các nguồn lực cần thiết thông qua phân tích các yêu cầu đối với từng yếu tố của quá trình như đầu vào, đầu ra, chuẩn mực, phương pháp, trách nhiệm và quyền hạn. Quá trình xác định này cần xem xét đến các hoạt động gia tăng giá trị, hỗ trợ và quản lý.
(2) Cung cấp các nguồn lực cần thiết được xác định thông qua các nguồn nội bộ (phát triển nhân sự, chế tạo, …) hoặc được cung cấp bởi bên ngoài (tuyển dụng, mua sắm, …).
(3) Đảm bảo tình trạng của nguồn lực được duy trì phù hợp với nhu cầu thông qua các hoạt động kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng (đối với cơ sở hạ tầng, môi trường và thiết bị đo) và đánh giá, đào tạo mở rộng, tái đào tạo, đào tạo đa kỹ năng và luân chuyển (đối với nhân sự).(4) Đánh giá và xem xét kết quả thực hiện quá trình để xác định các vấn đề thiếu hiệu lực, bất thường của nguồn lực để có những điều chỉnh cần thiết.






Lý giải:



Rủi ro được định nghĩa là tác động của sự không chắc chắn lên một kết quả dự kiến. Khi tác động của sự không chắc chắn là tích cực thì tác động này được xem như một cơ hội. Như vậy, giải quyết rủi ro và cơ hội trong quản lý quá trình gắn với việc giải quyết sự không chắc chắn và/hoặc các tác động của nó đến các kết quả dự kiến của quá trình đó. Chu trình giải quyết này thông thường bao gồm nhận biết sự không chắc chắn, đánh giá khả năng xảy ra của sự không chắc chắn, xác định và đánh giá tác động đến các kết quả dự kiến, phát triển và triển khai đối sách. Những sự không chắc chắn có thể gắn với đầu vào, các nguồn lực và thông tin, bối cảnh nội bộ và bên ngoài có thể tác động đến quá trình.



Cách thức thực hiện:



(1) Xác định các kết quả dự kiến của quá trình cần quản lý.
(2) Xem xét đến các yếu tố đầu vào, nguồn lực và thông tin, bối cảnh nội bộ và bên ngoài để xác định những sự không chắc chắn cùng hậu quả của chúng.
(3) Xem xét sự không chắc chắn và tác động đến kết quả dự kiến để phát triển và triển khai đối sách tương ứng nhằm giải quyết sự không chắc chắn và/hoặc tác động.






Lý giải:



Chu trình PDCA là một trong 3 tiếp cận quan trọng của HTQLCL theo ISO 9001:2015, theo đó các quá trình được triển khai theo 4 bước Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Điều chỉnh. Trong chu trình này, việc theo dõi và đánh giá giúp tổ chức xác định được mức độ thực hiện so với hoạch định. Các yếu tố cần theo dõi, đánh giá có thể bao gồm đầu vào, đầu ra, phương pháp, các nguồn lực và thông tin, các rủi ro và cơ hội. Kết quả theo dõi và đánh giá cung kích hoạt các điều chỉnh, thay đổi cần thiết để đạt được kết quả đã hoạch định.



Cách thức thực hiện:



(1) Xác định và hoạch định cách thức theo dõi và đánh giá đối cho các chuẩn mực, phương pháp, rủi ro và cơ hội gắn với đầu vào, phương pháp, các nguồn lực và thông tin, các rủi ro và cơ hội, đầu ra và các kết quả dự kiến.
(2) Thực thi các điều chỉnh, thay đổi trên cơ sở kết quả đánh giá nhằm đạt được kết quả đã hoạch định.






Lý giải:



Mục đích của việc áp dụng HTQLCL là nâng cao thỏa mãn khách hàng thông qua áp dụng một HTQLCL có hiệu lực, bao gồm các quá trình cải tiến và đảm bảo đáp ứng yêu cầu. Để theo đuổi mục đích này, tổ chức cần nhận diện, lựa chọn các cơ hội cải tiến và triển khai các hành động cần thiết ở cả cấp quá trình và HTQLCL. Các nội dung cải tiến bao gồm sản phẩm và dịch vụ, sửa chữa - phòng ngừa - giảm thiểu các tác động không mong đợi, và cải tiến kết quả và tính hiệu lực của HTQLCL.
Các hoạt động cải tiến với quá trình và HTQLCL có thể bao gồm sửa chữa, hành động khắc phục, cải tiến liên tục, thay đổi đột phá, đổi mới và tái cấu trúc.



Cách thức thực hiện:




(1) Xác định các cơ hội thực hiện sửa chữa và hành động khắc phục trên cơ sở kết quả của hoạt động theo dõi, đánh giá.
(2) Triển khai các chương trình Kaizen.
(3) Đánh giá kết quả và theo dõi các yếu tố nội bộ và bên ngoài để xác định, triển khai các cơ hội cho thay đổi đột phá, đổi mới và tái cấu trúc.


Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Tư vấn ISO 9001

ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015 - phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tếphát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 [1]. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp và chứng nhận phù hợp đối với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.

Lợi ích của việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?

  • Giúp bạn trở thành một đối thủ cạnh tranh phù hợp hơn trong thị trường của bạn.
  • Quản lý chất lượng tốt hơn giúp bạn đáp ứng những nhu cầu của khách hàng
  • Những cách làm việc hiệu quả hơn sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nguồn lực
  • Cải tiến kết quả hoạt động và cải tiến quá trình sẽ cắt giảm các lỗi và tăng lợi nhuận
  • Thúc đẩy và tham gia vào đội ngũ nhân viên với các quy trình nội bộ hiệu lực hơn
  • Có được nhiều khách hàng với dịch vụ khách hàng tốt hơn
  • Mở rộng cơ hội kinh doanh bằng cách thể hiện sự tuân thủ

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ

Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903505714
Email:  vietcert.kinhdoanh36@gmail.com

Tìm hiểu về ISO và chứng nhận ISO 9001 - 0903006480 - Ms Cẩm Tú

TÌM HIỂU VỀ ISO VÀ CHỨNG NHẬN ISO 9001


ISO là gì? 

ISO (International Organization for Standardization) là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. Được thành lập vào năm 1947, hiện nay có trên 150 quốc gia thành viên. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.

Bộ tiêu chuẩn ISO là bộ tiêu chuẩn được đúc kết dựa trên các các kinh nghiệm quản lý tốt trên toàn thế giới. Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là đảm bảo các tổ chức áp dụng nó có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của khách hàng.
ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức hoạt động kinh doanh. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tám nguyên tắc quản lý chất lượng (gồm tất cả những nguyên tắc cơ bản để thành công trong kinh doanh):
 Hướng đến khách hàng
 Sự lãnh đạo
 Sự tham gia của đội ngũ
 Cách tiếp cận theo quá trình
 Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý
 Cải tiến liên tục
 Quyết định dựa trên sự kiện
 Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp

Lợi ích chủ yếu của ISO 9001 là gì?
  • Minh chứng cam kết của tổ chức doanh nghiệp về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.
  • Đảm bảo rằng sản phẩm hay dịch vụ của tổ chức doanh nghiệp thực sự đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, các yêu cầu về luật pháp và luật định áp dụng.
  • Là chuẩn mực cho phép tổ chức doanh nghiệp đo lường được sự tiến bộ hướng tới việc cải tiến liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức doanh nghiệp
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ

Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903006480 - Ms Cẩm Tú 
Email: vc.kinhdoanh25@gmail.com

Hệ thống ISO 9001:2015_0905839399

ISO là gì? ISO là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (The International Organization for Standardization), là một ủy ban quốc tế bao gồm các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của hơn 160 quốc gia. 
ISO 9000 là gì? ISO 9000 là: 
-       Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng
-       Đưa ra các nguyên tắc về quản lý
-       Tập trung vào rủi ro, cơ hội và cải tiến
-       Chỉ đưa ra các yêu cầu cần đáp ứng
-       Áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô hay loạI hình   sản xuất / dịch vụ
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm:
1.     ISO 9000: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
2.     ISO 9001: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng -  Các yêu cầu
3.     ISO 9004: 2009 Hệ thống quản lý chất lượng  - Hướng dẫn cải tiến hiệu quả
4.     ISO 19011: 2011 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001 là gì?
-ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về các yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng (QMS) nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000.  ISO9001 là tiêu chuẩn phổ biến nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là tiêu chuẩn duy nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO9000 mà tổ chức có thể được chứng nhận (mặc dù điều này không phải là một yêu cầu).
ISO 9001:2015 là gì?
-ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9001 đã được xuất bản lần đầu vào năm 1987, phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn ISO 9001 đã được phát hành vào tháng 9 năm 2015 (ISO 9001:2015)
-Các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để chứng tỏ khả năng luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng thỏa mãn khách hàng và yêu cầu luật định.
Tổ chức nào nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ?
ISO 9001:2015 áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Hơn một triệu tổ chức từ hơn 160 quốc gia đã được chứng nhận ISO 9001.
Sau khi hiểu ISO 9001:2015 là gì và áp dụng nó, các tổ chức bất kể lớn hay nhỏ, bất kể lĩnh vực hoạt động nhận thấy rằng việc áp dụng  tiêu chuẩn ISO 9001 giúp họ:
• Tổ chức các quy trình
• Nâng cao hiệu quả của các quá trình
• Tiếp tục cải tiến
Làm thế nào để bắt đầu với ISO 9001:2015?
Các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 được khuyến khích chuyển sang phiên bản 2015 càng sớm càng tốt. Tuy nhiên thời hạn chuyển đổi sang phiên bản mới được Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Ủy ban ISO chấp thuận là ba năm kể từ ngày ban hành tiêu chuẩn ISO 9001: 2015. Điều này không chỉ áp dụng cho các tổ chức đã được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2008, mà còn cho bất kỳ tổ chức mới thiết lập hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: Ms Thanh Thanh: 0949265695